Đĩa Game FIFA 22 PS5

Tình trạng: Còn hàng Thương hiệu: Sony
Giá: 1,550,000 đ

Các sản phẩm được tặng kèm

Chọn 1 trong các loại quà tặng

Số lượng:
Chia sẻ
Chính sách bán hàng
Cam kết 100% chính hãng Cam kết 100% chính hãng
Miễn phí giao hàng Miễn phí giao hàng
Hỗ trợ 24/7 Hỗ trợ 24/7
Thông tin thêm
Hoàn tiền
111%
nếu hàng giả Hoàn tiền 111% nếu hàng giả
Mở hộp
kiểm tra
nhận hàng Mở hộp kiểm tra nhận hàng
Đổi trả trong
7 ngày Đổi trả trong 7 ngày

Mô tả sản phẩm

  • Phát hành: 26/9/21
  • Thể loại: Sports
  • Developer: Electronic Arts, EA Romania, EA Vancouver
  • Publisher: Electronic Arts, EA Sports
  • Mode: Single-player, Multiplayer

Đánh giá game FIFA 22 trên PS5

Nếu như làng túc cầu vẫn chưa hết “bàng hoàng” sau khi chứng kiến một kỳ chuyển nhượng có thể nói là “điên rồ” bật nhất lịch sử hiện đại thì trên mặt sân cỏ điện tử, một cuộc chiến nảy lửa giữa hai đối thủ “truyền kiếp” cũng đang diễn ra kịch tính.

Đó là khi thương hiệu PES (Pro Evolution Soccer) vốn quen thuộc với game thủ Việt Nam đến từ Konami đã chính thức đổi tên thành eFootball và bất ngờ cho… miễn phí từ năm nay.

Vậy ở nửa sân bên kia, FIFA 22 của “ông lớn” EA sẽ có những động thái gì để đáp trả?

CẢI TIẾN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHƠI

Trên phiên bản PS5 mà người viết trải nghiệm, FIFA 22 bất ngờ khởi đầu với một đoạn phim ngắn (intro cinematic) kèm theo hướng dẫn cho người chơi tự điều khiển rất thú vị.  

Bạn sẽ bắt gặp nhiều huyền thoại như David Beckham hay Thierry Henry trong đoạn phim này. Ngoài thông điệp thể hiện ngôi sao Mbappe cùng câu lạc bộ PSG sẽ là những gương mặt đại diện mới, EA cũng gửi gắm ý đồ hướng người chơi tham gia vào các chế độ khác nhiều hơn qua việc khởi tạo một cầu thủ “Avatar cá nhân” ngay trước khi bắt đầu game.

Thật vậy, bạn sẽ dễ dàng nạp Avatar này vào các chế độ quen thuộc như Volta, Pro Clubs hay Career Player vốn đã được làm mới hệ thống thăng cấp và điểm kinh nghiệm cho nhân vật gần giống như là một tựa game nhập vai thuần túy.

Cụ thể trong Player Career, ngoài cây kĩ năng phân nhánh đa dạng bao quát nhiều yếu từ tố thể lực, phòng ngự, dứt điểm đến tốc độ hay khả năng kiến thiết thì cầu thủ còn được bổ sung các hiệu ứng phụ trợ gọi là Perk, tự mở khóa dần qua các cấp. 

Người chơi cũng phải đạt được các chỉ tiêu đề ra trong trận đấu để làm hài lòng huấn luyện viên, thông qua một bảng điểm Manager Rating, nếu muốn nhân vật được ra sân nhiều hơn.  

Còn ở Pro Clubs thì EA đã thêm tính năng Drop-In giúp người chơi cùng một nhóm rất nhỏ cũng có thể nhảy vào tham gia nhanh một trận đấu ngẫu nhiên mà không cần phải chờ đồng đội online “full team” (đủ người) cùng lúc như trước nữa.

Chế độ Volta giờ đã mang đậm phong cách arcade (máy thùng) của các game bóng đá đường phố cổ điển ngày xưa, khi cầu thủ có thể thi triển một trong ba tuyệt chiêu gọi là Signature Abilities: giúp sút một trái bóng mạnh như trái phá (Power Strike) hay bức tốc như vũ bão (Pure Pace) khi nạp đầy cây năng lượng.

Ngoài ra Volta Arcade còn có thêm các mini-game vui nhộn như đá Tennis bằng chân (Foot Tennis), né banh (Dodge Ball) hay “nhảy múa” với quả bóng trên sàn nhảy Disco Lava. 

Riêng Fifa Ultimate Team (FUT) thì năm nay phần lớn EA chỉ cải tiến cho thanh tiến trình cùng những phần thưởng hấp dẫn hơn. Các huyền thoại FUT Heroes mới cũng được ra mắt nhưng nhìn chung là không có nhiều thay đổi đáng kể. 

Về mặt nghe nhìn thì FIFA 22 cũng không có các nâng cấp mang tính đột phá dù nhiều “Face Scan” (quét mặt) cầu thủ và huấn luyện viên đã được cập nhật bám sát hơn với thực tế.

Cả những gương mặt từng bị ngời hâm mộ phàn nàn rất nhiều như Greenwood hay Son Heung Min đã được EA “tút tát” lại khá chuẩn!

CHUYỂN ĐỘNG MƯỢT MÀ, CHÂN THẬT

Cái tên Hypermotion được nhắc đến rất nhiều trong các chiến dịch quảng bá FIFA 22 vừa qua và công nghệ này chính là tâm điểm phát triển của EA năm nay.

Nghe “cao siêu” nhưng dễ hiểu thì Hypermotion là kết hợp của quay mocap (motion capture) thế hệ mới có thể phân tích cùng một lúc 11 diễn viên trên sân, với công nghệ học máy của máy tính (AI machine learning) giúp xử lý, truyền tải những chuyển động từ thực tế vào thế giới ảo trong game đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

Cộng thêm việc bổ sung tới 4000 bộ chuyển động (animation) cho cả cầu thủ lẫn huấn luyện viên thì kỳ thực chỉ sau vài tiếng trải nghiệm, người viết đã thấy FIFA 22 mượt mà, uyển chuyển và có cảm giác “con người” hơn trước. 

A.I (do máy điều khiển) giờ đây phản ứng nhanh nhạy với các tình huống, đặc biệt là trong khâu phòng ngự khi cầu thủ sẵn sàng “phi thân” dùng hết cơ thể cản banh hay thủ môn cũng biết xoạc chân “bay lượn” nhiều hơn, chứ không đơn thuần rập khuôn vài động tác nữa.

Các kĩ thuật đánh đầu, chuồi bóng, hãm bóng, tranh chấp trên không cũng đa dạng và khốc liệt. 

Hiệu ứng tương tác vật lý cũng được nâng tầm, nhất là độ nảy bóng và màng lưới rung khi va chạm được tái hiện rất sống động. Ở trên hệ máy PS5 với tính năng Haptic Feedback của tay cầm thì các trải nghiệm này sẽ còn “phê” hơn nữa.

Chưa kể thỉnh thoảng ta còn được thấy trực tiếp bầu không khí náo nhiệt trong phòng thay đồ hay cả những hành vi rất nhỏ của cầu thủ như sờ trán vuốt mặt lau mồ hôi, tương tác trên sân hay huấn luyện viên chỉ đạo học trò ngoài đường biên. 

Những yếu tố này cộng hưởng lại đã giúp FIFA 22 mang lại cảm giác hấp dẫn và tiến gần tới đời thực hơn.

CÁC “HẠT SẠN” KHÔNG ĐÁNG CÓ

Có lẽ vì quá tập trung chăm sóc các chế độ “gà cưng” như FUT hay Volta mà EA năm nay đã bỏ bê Manager Career, vốn cũng rất được ưa chuộng. 

Nếu như ở các bản FIFA 20 và FIFA 21, Manager Career có nhiều thêm thắt đáng kể thì năm nay chỉ duy nhất chức năng tự tạo câu lạc bộ là được trình làng. Nghe thì cũng hấp dẫn đấy, nhưng thực tế tính năng này rất nhanh nhàm chán chỉ sau vài lần trải nghiệm và không mang lại nhiều giá trị cho người chơi. 

Còn lại, Manager Career là một nỗi thất vọng toàn tập từ giao diện, hội thoại, cắt cảnh cho đến cả phần tạo Avatar đều bị giữ nguyên rất nhàm chán.

Chưa kể một số lỗi ngớ ngẩn trước đây vẫn còn tồn đọng khiến nhiều lúc người viết có cảm giác như chế độ này được EA bê y nguyên từ phiên bản trước qua vậy.

Hàng thủ thì năm nay đã được EA “vá” bằng những cải tiến cho A.I giúp các tiền vệ biết chủ động lùi về phòng ngự nhiều hơn nhưng cơ chế Positioning/Marking (theo kèm người) thì vẫn là vấn đề nhức nhối.

Trước đối phương có lối chơi ban bật, đập nhả liên tục thì các hậu vệ còn xử lý lúng túng và việc chọn đúng cầu thủ để điều khiển khó khăn khiến người chơi dễ lỡ nhịp và vô tình tạo ra những khoảng trống chết người trước cầu môn.

Năm trước, EA giới thiệu kỹ thuật Agile Dribbling vốn đã làm game khá mất cân bằng nếu lạm dụng thì năm nay FIFA 22 lại ra mắt thêm Explosive Sprint giúp cầu thủ còn “bắn tốc độ” khủng khiếp hơn nhất là khi vào chân các “cỗ máy chạy” như Mbappe hay Davies Alphonso. Mà đấy là còn chưa kể cả các hậu vệ cũng… thực hiện được nữa!

Dù còn vài khiếm khuyết và một số lỗi chưa khắc phục triệt để nhưng FIFA 22 thật sự đã mang lại cảm giác mới mẻ với chuyển động cầu thủ mượt mà, chân thật cùng nhiều cải tiến thú vị, xứng đáng là một phiên bản đầu tiên chính thức "chào sân" các hệ máy next-gen.

(Theo vietgame.asia)

Sản phẩm đã xem